Phong cách sáng tác Igor Fyodorovich Stravinsky

Các tác phẩm của Stravinsky thường được chia thành ba giai đoạn chính: giai đoạn Nga, giai đoạn Tân cổ điển, giai đoạn nhạc 12 âm (Serialism).

Stravinsky và Rimsky-Korsakov (cùng ngồi ở phía bên trái) năm 1908

Giai đoạn Nga (khoảng 1907–1919)

Bên cạnh một số rất ít tác phẩm sót lại trước giai đoạn này, giai đoạn Nga của Stravinsky, đôi khi được gọi là giai đoạn nguyên thủy, bắt đầu với các tác phẩm được thực hiện dưới sự dạy dỗ của Nikolai Rimsky-Korsakov, người mà ông theo học từ năm 1905 cho đến khi Rimsky qua đời vào năm 1908. Các tác phẩm có thể kể đến như Giao hưởng cung Mi ♭ trưởng (1907), Thần nông và cô chăn cừu (sáng tác cho giọng nữ cao và dàn nhạc, 1907), Scherzo fantastique (1908), và Feu d'artifice (1908/9).[77] Những tác phẩm này cho thấy rõ ràng ảnh hưởng của Rimsky-Korsakov, nhưng như Richard Taruskin đã chỉ ra, các tác phẩm cũng tiết lộ kiến ​​thức của Stravinsky về âm nhạc của Glazunov, Taneyev, Tchaikovsky, Wagner, Dvořák, và Debussy, cùng một số người khác.[78]

Năm 1908, Stravinsky soạn Tang khúc (Погребальная песня), Op. 5 để truy niệm cho Nikolai Rimsky-Korsakov. Tác phẩm này được công diễn vào ngày 17 tháng 1 năm 1909 tại Đại sảnh Nhạc viện Saint Petersburg nhưng sau đó bị thất lạc cho đến tháng 9 năm 2015, bản nhạc được tìm lại ở phòng sau của Nhạc viện.[79] Tác phẩm được biểu diễn lần đầu tiên sau hơn một thế kỷ vào ngày 2 tháng 12 năm 2016. Sự việc gây được nhiều sự quan tâm và kết quả là hơn 25 buổi biểu diễn được lên kế hoạch vào năm 2017 và có lẽ hơn thế nữa.[80]

Các buổi biểu diễn tại St. Petersburg của Scherzo fantastique và Feu d'artifice đã thu hút sự chú ý của Serge Diaghilev, người đã ủy thác Stravinsky để phối khí giao hưởng cho hai tác phẩm piano của Chopin cho vở ballet Les Sylphides được trình bày mở màn "Saison Russe" năm 1909, biểu diễn bởi công ty mới của ông.[81]

Chim lửa được trình diễn lần đầu tiên tại Paris Opéra vào ngày 25 tháng 6 năm 1910 bởi đoàn Ballets Russes của Diaghilev. Giống như các tác phẩm thời sinh viên trước đó của Stravinsky, Chim lửa cho thấy dấu ấn của Rimsky-Korsakov không chỉ trong phối khí, mà còn trong cấu trúc tổng thể, tổ chức hòa âm và nội dung giai điệu.[82]

Theo Taruskin, vở ballet thứ hai của Stravinsky cho đoàn Ballet Russes, Petrushka, là lúc "cuối cùng Stravinsky trở thành Stravinsky.[83]

Âm nhạc của ông sử dụng một lượng lớn giai điệu dân gian của Nga cùng với hai điệu waltz của nhà soạn nhạc người Anh Joseph Lanner và một điệu âm nhạc Pháp (La Jambe en bois hoặc Chân gỗ).[84]

Vào tháng 4 năm 1915, Stravinsky đã nhận được một khoản hoa hồng từ Winnaretta Singer (Princesse Edmond de Polignac) để soạn một tác phẩm sân khấu quy mô nhỏ được trình diễn tại salon Paris của cô. Thành quả là vở Renard (1916), mà ông gọi là "Một trò hề trong cả nhạc và vũ đạo".[85] Renard là sáng tác đầu tiên của Stravinsky để thử nghiệm trong lĩnh vực sân khấu: lời tựa của nhà soạn nhạc cho bản nhạc chỉ rõ bục biểu diễn mà tất cả các nghệ sĩ biểu diễn (bao gồm cả nhạc công) sẽ xuất hiện đồng thời và liên tục.

Giai đoạn Tân cổ điển (1920–1954)

Stravinsky đang chỉ huy giàn nhạc, năm 1965

Vở Apollon musagète (1928), Perséphone (1933) và Orpheus (1947) không chỉ là ví dụ cho sự quay lại của Stravinsky với âm nhạc thời kỳ cổ điển, mà còn cho thấy các khám phá của ông với các chủ đề từ thế giới cổ đại kinh điển, như thần thoại Hy Lạp. Các tác phẩm quan trọng trong giai đoạn này bao gồm Bát tấu (1923), Concerto cho Piano và Bộ khí (1924), Serenade cung La (1925), và Giao hưởng Thánh thi (1930). Năm 1951, ông hoàn thành tác phẩm Tân cổ điển cuối cùng của mình, vở opera "Cuộc đời của kẻ phóng đãng", cho một vở kịch của W. H. AudenChester Kallman dựa trên những bản tranh khắc của William Hogarth. Nó được công diễn tại Venice năm đó và được diễn khắp châu Âu vào năm sau, trước khi được tổ chức tại Nhà hát Trung tâm New York vào năm 1953.[86] Vở kịch được dàn dựng bởi Santa Fe Opera trong một Liên hoan Stravinsky năm 1962 để vinh danh sinh nhật lần thứ 80 của nhà soạn nhạc và được tái giện bởi Nhà hát Trung tâm vào năm 1997.

Giai đoạn nhạc 12 âm (1954-1968)

Vào những năm 1950, Stravinsky bắt đầu sử dụng các kỹ thuật kết hợp như hệ 12 âm (dodecaphony), kỹ thuật này ban đầu được Arnold Schoenberg đưa ra.[87] Lần đầu tiên ông thử nghiệm các kỹ thuật chuỗi (serialism) không-12-âm trong các tác phẩm âm nhạc và thính phòng quy mô nhỏ như Cantata (1952), Septet (1953) và Tam khúc từ Shakespeare (1953). Tác phẩm đầu tiên ông hoàn toàn sử dụng kỹ thuật này là Tưởng nhớ Dylan Thomas (1954). Agon (1954–1957) là tác phẩm đầu tiên của ông bao gồm một chuỗi mười hai âm và Canticum Sacrum (1955) là tác phẩm đầu tiên chứa một chương hoàn toàn dựa trên hàng âm.[88] Stravinsky mở rộng việc sử dụng hệ 12 âm trong các tác phẩm như Threni (1958) và Bài thuyết giáo, Người dẫn dắt và người cầu nguyện (1961), dựa trên các bản văn Kinh Thánh,[89] và vở kịch Đại hồng thủy (1962), vởi bản văn lấy từ sách Sáng thế và từ những vở kịch kỳ bí của York và Chester.[90]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Igor Fyodorovich Stravinsky http://www.theodorestrawinsky.ch/lartiste/ http://www.boosey.com/cr/news/Stravinsky-s-107-yea... http://huxleyonhuxley.com/about/synopsis/ http://latimesblogs.latimes.com/thedailymirror/200... http://www.nybooks.com/articles/archives/1989/jun/... http://oxfordbibliographiesonline.com/view/documen... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.visitlutsk.com/institution/en/internati... http://content.cdlib.org/xtf/view?docId=ft967nb647... //dx.doi.org/10.2307%2F832991